Vụ việc gây tranh cãi Martin_Kamen

Các cáo buộc hoạt động gián điệp cho cộng sản

Kamen là nạn nhân bị nhắm vào trong thời kỳ phong trào chống cộng ở Mỹ lên cao vào thập niên 1940 và 1950. Ông đã mô tả các kinh nghiệm của mình trong quyển tư truyện Radiant Science, Dark Politics. Lần đầu tiên ông bị nghi ngờ khi làm việc tại Oak Ridge. Là một nhà điều khiển máy gia tốc tạo ra natri phóng xạ cho một thí nghiệm, và Kamen đã rất ngạc nhiên thấy rằng natri tổng hợp có một ánh sáng màu tím, cho thấy nó phóng xạ mạnh hơn là được sản xuất trong một máy gia tốc. Ngay lập tức Kamen nhận ra là natri đã được bức xạ trong một lò phản ứng hạt nhân ở chỗ nào đó trong cơ sở này. Do tình trạng giữ bí mật thời chiến tranh, ông đã không nhận thức được sự tồn tại của lò phản ứng. Ônghào hứng nói với các đồng nghiệp về khám phá của mình. Ngay sau đó, người ta đã làm một cuộc điều tra để tìm ra người đã bị rò rỉ những thông tin cho Kamen biết.

Sau khi trở lại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, Kamen đã gặp 2 viên chức người Nga trong một buổi tiệc liên hoan của người bạn - nhạc sĩ vĩ cầm Isaac Stern - người mà đôi khi ông chơi viola đệm cho trong những buổi tối chơi nhạc thính phòng cho bạn bè. Hai người Nga nói trên là Grigory KheifetsGrigory Kasparov, các sĩ quan KGB được bố trí làm việc ở lãnh sự quán Liên XôSan Francisco. Một người đã yêu cầu Kamen hỗ trợ để cho người bạn đồng nghiệp của anh ta được điều trị bức xạ cho ung thư bạch cầu. Kamen đã hỏi giùm tin tức, và để cảm ơn, viên chức kia đã mời ông ăn tối tại một nhà hàng địa phương. Hậu quả của vụ việc ở Oak Ridge, là Kamen bị các nhân viên FBI tiếp tục theo dõi, họ quan sát thấy trong bữa ăn tối ngày 1.7.1944, Kamen bị tình nghi là đã thảo luận việc nghiên cứu nguyên tử với Kheifets. Ngay sau đó Kamen bị sa thải khỏi Phòng thí nghiệm Berkeley.

Năm 1948 House Committee on Un-American Activities (Ủy ban điều tra các hoạt động chống Hoa Kỳ của Hạ viện Mỹ) đã gọi Kamen tới làm chứng. Một cuộc điều tra của Hạ viện Hoa Kỳ đã xác minh là Kheifets có nhận classified information (thông tin mật) liên quan tới các kho dự trữ urani từ Kamen. Sau đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã từ chối cấp hộ chiếu cho ông. Năm 1951 toà án Chicago gọi ông là một người tình nghi làm gián điệp. Kamen đã tìm cách tự tử. Sau nỗ lực 10 năm chứng minh là mình vô tội, và chứng minh rằng mình bị ghi vào danh sách đen vô cớ như một người gây nguy hiểm cho an ninh. Năm 1955 ông đã thắng vụ kiện phỉ báng chống lại tòa án và lại được cấp hộ chiếu.